Fibonacci là một trong những chỉ báo kỹ thuật được các anh em trader ưa chuộng. Người ta thường dùng dãy số Fibonacci để xác định hỗ trợ và kháng cự. Từ đó xây dựng chiến lược giao dịch, tìm điểm đặt lệnh, cắt lỗ chốt lời hợp lý.
Nhiều nguồn tin cho rằng phát minh bởi Leonardo Fibonacci. Ông nhà toán học người Ý, sinh vào khoảng năm 1170 sau Công nguyên, ban đầu được gọi là Leonardo of Pisa.
Devlin – tác giả của cuốn “Đi tìm Fibonacci: Nhiệm vụ để khám phá lại thiên tài toán học bị lãng quên, người đã thay đổi thế giới”, cho biết, đến thế kỷ 19, các nhà khoa học mới đặt ra biệt danh cho dãy số là Fibonacci (có nghĩa là “con trai của gia tộc Bonacci”), để phân biệt nhà toán học với một Leonardo nổi tiếng khác của Pisa.
Tuy nhiên, Devlin cũng cho biết Leonardo ở Pisa đã không thực sự phát hiện ra dãy số. Các văn bản tiếng Phạn cổ đại sử dụng hệ thống chữ số Ấn Độ giáo - Ả Rập cũng đề cập đến những dãy số này, và những văn bản này có trước Leonardo of Pisa hàng thế kỷ.
Tuy nhiên, vào năm 1202, Leonardo of Pisa đã xuất bản cuốn sách “Liber Abaci”, một cuốn sách dạy toán học “về cách thực hiện các phép tính”. Cuốn sách này viết cho các nhà kinh doanh và là công cụ hữu ích để theo dõi lợi nhuận, thua lỗ, số dư khoản vay còn lại…
Ở một vị trí trong cuốn sách, Leonardo of Pisa giới thiệu trình tự với một vấn đề liên quan đến thỏ. Bài toán diễn ra như sau: Bắt đầu với một con thỏ đực và một con thỏ cái. Sau một tháng, chúng trưởng thành và sinh ra một lứa với một con thỏ đực và cái khác. Tháng sau, những con thỏ sinh sản và xuất hiện thêm một con đực và con cái khác, chúng cũng có thể giao phối sau một tháng. Sau một năm, bạn sẽ có bao nhiêu con thỏ? Câu trả lời là 144 – và công thức được sử dụng để đi đến câu trả lời đó là thứ hiện nay được gọi là dãy Fibonacci.
“Liber Abaci” lần đầu tiên giới thiệu trình tự với thế giới phương Tây. Nhưng sau một vài đoạn ngắn về việc chăn nuôi thỏ, Leonardo of Pisa không bao giờ đề cập đến trình tự nữa. Trên thực tế, nó hầu như bị lãng quên cho đến thế kỷ 19, khi các nhà toán học nghiên cứu thêm về các tính chất toán học của dãy số. Năm 1877, nhà toán học người Pháp Edouard Lucas chính thức đặt tên cho bài toán con thỏ là “dãy Fibonacci”.
Fibonacci là một dãy số được bắt đầu bởi số 0, 1. Mọi số tiếp theo đều là tổng của hai số trước đó.
-> Dãy số Fibonacci là: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, 1597, 2584, 4181, 6765….
Từ dãy số Fibonacci người ta đã tìm ra tỷ lệ vàng. Tỷ lệ vàng (kí hiệu là φ) là tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn và bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn.
Tỷ lệ vàng Fibonacci được biểu diễn như sau:
-> Phương trình này có nghiệm là 1.618.
Ví dụ:
Ngoài tỷ lệ vàng 1,618 ra người ta cũng tìm ra một số tỷ lệ nữa thường xuyên xuất hiện như 0.328, 0.5 , 0.236…
Nhìn chung, tỷ lệ vàng xuất hiện rất nhiều trong đời sống, ví dụ như: nếu bạn chia số ong cái cho những con ong đực trong một tổ ong, bạn sẽ nhận được kết quả là 1.618. Đối với hoa hướng dương, mỗi hạt mới cách hạt cuối cùng là 0,618 hạt.
Fibonacci cũng áp dụng cho con người. Có rất nhiều trường hợp tỷ lệ vàng này hoạt động liên quan đến cơ thể của chúng ta: một ví dụ là tỷ lệ chiều dài của cẳng tay so với bàn tay của con người 1,618.
Fibonacci luôn đúng trong mọi lĩnh vực từ đời sống, khoa học và con người. Vậy trong Forex thì sao? Dãy số này có ứng dụng như thế nào? Mời bạn theo dõi tiếp trong phần dưới đây để có câu trả lời chính xác.
Công cụ Fibonacci sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường có xu hướng. Theo đó bạn có thể đặt lệnh Buy, Sell với ý tưởng như sau:
Nếu muốn tìm ra mức hồi lại thì bạn cần bắt được đỉnh và đáy gần nhất trên biểu đồ. Tiếp theo nếu thấy thị trường có xu hướng giảm thì bạn sẽ kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy, còn đối với xu hướng tăng thì kéo từ đáy lên đỉnh.
Để hiểu hơn về cách ứng dụng này thì chúng ta có thể tham khảo ví dụ dưới đây:
Ví dụ đối với xu hướng tăng
Để vẽ Fibonacci hồi lại chúng ta sẽ tìm đỉnh và đáy sau đó nối chúng lại với nhau. Khi này chỉ báo sẽ chỉ ra các mức hồi lại là 0.236, 0382, 0.500, 0.618 và 0.764.
Khi này chúng ta sẽ kỳ vọng giá sẽ giảm từ đỉnh xuống các điểm hỗ trợ Fibonacci và hồi lại để đặt lệnh Buy.
Nhìn vào hình ta thấy giá đã giảm quá mức 0.236 và tiếp tục giảm vài tuần sau đó cho đến khi chạm mức hỗ trợ 0.382 thì nó không giảm được nữa và bật lên lại. Lúc này đặt lệnh Buy ở mức 0.382 là khá lý tưởng.
Ví dụ đối với xu hướng giảm
Tương tự ta cũng tìm đỉnh và đáy sau đó nối đỉnh và đáy với nhau. Khi này chỉ báo cũng chỉ ra mức hồi lại là 0.236, 0382, 0.500, 0.618 và 0.764. Khi này nhà đầu tư cũng kỳ vọng giá sẽ tăng lại đến điểm kháng cự Fibonacci rồi bật ngược giảm trở lại.
Thật vậy khi nhìn vào ảnh trên ta thấy giá vượt điểm hồi lại 0.236, 0.382 trong vài tuần sau đó khi chạm đến điểm 0.5 bật lại và giảm sau. Khi này ta đặt lệnh Sell tại điểm 0.5 là rất hợp lý.
Để hiểu hơn về cách sử dụng này chúng ta sẽ cùng đi phân tích ví dụ khi xu hướng giá đang tăng và đang giảm. Cụ thể như sau:
Đối với xu hướng tăng
Nhìn vào hình ta thấy giá tăng mạnh từ 0.5 đến mức 0.618 ngang với đỉnh ban đầu. sau đó nó lại giảm về mức hỗ trợ 0.382 rồi lại tăng bật lên ngưỡng 1.0 rồi lại lên mức 1.618.
Khi này ta có thể đặt điểm chốt lời take profit tại 0.618, 1.00 và 1.618
Đối với xu hướng giảm
Việc đặt cắt lỗ sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi giao dịch bởi không có phương pháp nào là đúng hoàn toàn. Cụ thể khi chọn cắt lỗ bằng công cụ Fibonacci chúng ta sẽ đặt tại mức Fibonacci tiếp theo hoặc tại đỉnh đảo chiều hoặc đáy đảo chiều gần nhất.
Đặt điểm cắt lỗ tại Fibonacci tiếp theo
Để hiểu hơn về cách đặt này chúng ta cũng sẽ cùng đi qua ví dụ dưới đây:
Nếu vào lệnh tại điểm 0.382 thì điểm đặt cắt lỗ là tại mức trên 0.5 hoặc cao hơn nếu bạn dự đoán xu hướng tăng còn kéo dài.
Đặt điểm cắt lỗ tại đỉnh, đáy gần nhất trước đó
Như trong ảnh này bạn sẽ đặt điểm cắt lỗ phía bên trên đỉnh mà bạn đã chọn trước đó. Đây được coi là cách đặt lỗ khá an toàn cho những nhà đầu tư dài hạn. Phương pháp này sẽ giúp bạn hạn chế bị chạm điểm chặn lỗ và kiếm được lời hơn.
Các nghiên cứu về Fibonacci rất hữu ích trong việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, cũng như các công cụ khác thì Fibonacci cũng tồn tại nhược điểm như:
Trên đây là toàn bộ thông tin về Fibonacci. Mong rằng qua đó mọi người đã hiểu Fibonacci là gì và áp dụng thành công dãy số này trong giao dịch Forex. Chúc các nhà đầu tư thành công với công cụ Fibonacci này!
Xem thêm