Kiểm soát lòng tham và nỗi sợ hãi trong giao dịch

bởi AFX TRADING

06/05/2024

Chia sẻ lên:

Warren Buffett đã từng nói: Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi. Vậy bạn đã thực sự hiểu tham lam và sợ hãi là gì chưa?

Sợ hãi và tham lam thường được coi là những cảm xúc chính điều khiển thị trường tài chính. Đây rõ ràng là một sự đơn giản hóa quá mức, tuy nhiên sự sợ hãi và lòng tham đóng một vai trò quan trọng trong tâm lý giao dịch. Hiểu rõ khi nào nên phát huy hoặc khi nào nên chế ngự những cảm xúc này có thể chứng minh là sự khác biệt giữa giao dịch thành công và thất bại.

Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về nỗi sợ hãi và lòng tham trong giao dịch, bao gồm thời điểm những cảm xúc này có khả năng xuất hiện và cách tốt nhất để kiểm soát chúng.

Sự thật về sợ hãi và tham lam khi giao dịch

Sự sợ hãi và tham lam có thể được biểu hiện ở nhiều nhà giao dịch và có thể gây thiệt hại khá lớn nếu không được quản lý đúng cách. Nỗi sợ hãi thường xảy ra trước khi bạn vào một lệnh hoặc khi muốn chốt lời non. Mặt khác, lòng tham sẽ được bộc lộ khi các nhà giao dịch nâng khối lượng giao dịch hoặc sử dụng đòn bẩy quá mức với mục đích kiếm lời nhanh nhất có thể.

Có rất nhiều nguyên nhân của hai cảm xúc này, nhưng khi phân tích một cách logic thì lòng tham và nỗi sợ hãi đều xuất phát từ bản năng bẩm sinh của con người.

Sợ hãi là gì?

Chúng ta biết rằng nỗi sợ hãi liên quan đến phản xạ “chiến đấu hay bỏ chạy” tồn tại trong mỗi chúng ta. Đó là những gì chúng ta cảm nhận được khi nhận ra một rủi ro tiềm ẩn. Các nhà giao dịch cảm thấy sợ hãi khi giá di chuyển ngược lại những gì họ kỳ vọng vì điều này sẽ khiến họ mất tiền.

Việc nhìn thấy một hành động giá di chuyển chống lại bạn sẽ gợi cho bạn nỗi sợ hãi khi bạn chấp nhận mất tiền và do đó, các nhà giao dịch có xu hướng gồng lỗ lâu. Trên thực tế, đây được cho là sai lầm số 1 mà các nhà giao dịch mắc phải.

Trong một tình huống khác, sự sợ hãi có thể xảy đến đối với các nhà giao dịch là ngay trước khi vào lệnh. Mặc dù các phân tích có thể chỉ ra một điểm vào lệnh mạnh, các nhà giao dịch có thể tìm ra được một lý do khác khiến giá đi ngược chiều kỳ vọng, họ sợ hãi không vào lệnh và cuối cùng bỏ đi khỏi một giao dịch được tính toán kỹ lưỡng.

Nỗi sợ hãi thường xuất hiện khi thị trường sụp đổ và các nhà giao dịch không muốn mua bắt đáy. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch thường quyết định không tham gia giao dịch vì sợ rằng thị trường sẽ giảm sâu hơn, khi đó, có thể họ sẽ bỏ lỡ một đợt tăng giá mạnh.

Tham lam là gì?

Lòng tham rất khác với nỗi sợ hãi nhưng có thể dễ dàng khiến các nhà giao dịch gặp nhiều khó khăn nếu không được quản lý hợp lý. Nó có xu hướng phát sinh khi một nhà giao dịch quyết định tối ưu hóa chiến thắng bằng cách nâng khối lượng cho một lệnh giao dịch, với hy vọng rằng thị trường sẽ diễn biến theo hướng có lợi cho nhà giao dịch.

Lòng tham cũng có thể xuất hiện khi các nhà giao dịch trải qua một giao dịch thua lỗ và quyết định “trả thù”, với hy vọng rằng việc dồn nhiều tiền hơn vào một vị thế sẽ khiến bạn gỡ lỗ nhanh hơn. Theo quan điểm quản lý rủi ro, điều này rất rủi ro nếu thị trường tiếp tục đi ngược lại với kỳ vọng của nhà giao dịch và có thể nhanh chóng khiến nhà giao dịch bị “Call margin”, thậm chí là “cháy tài khoản”.

Lòng tham đã xuất hiện nhiều lần trên thị trường tài chính. Một lần như vậy là trong thời kỳ bong bóng dot-com, nơi các cá nhân mua ngày càng nhiều cổ phiếu internet và thổi phồng giá trị của chúng lên rất nhiều trước khi chúng sụp đổ. Một ví dụ gần đây hơn là Bitcoin trong năm 2017, các nhà đầu tư đổ xô vào tiền điện tử vì nghĩ rằng nó chỉ có thể tăng giá mạnh mẽ, trước khi quả bong bóng Bitcoin này vỡ tung.

Làm thế nào để quản lý sự tham lam và sợ hãi để trở thành một nhà giao dịch thành công?

Có một số cách để kiểm soát cảm xúc của bạn và đảm bảo rằng nỗi sợ hãi và lòng tham không ảnh hưởng đến quyết định giao dịch hoặc sự thành công của bạn.

Có kế hoạch giao dịch

Các nhà giao dịch nên có sẵn một kế hoạch giao dịch để tránh bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào làm hỏng kế hoạch của bạn. Khi bạn để cảm xúc xen lẫn vào giao dịch, bạn có thể tăng đòn bẩy quá mức, gỡ bỏ Stop loss khi bạn đang có trạng thái thua lỗ, tăng gấp đôi khối lượng để trả thù một giao dịch thua lỗ.

Giảm khối lượng giao dịch

“Một trong những cách dễ nhất để giảm tác động cảm xúc của các giao dịch là giảm khối lượng giao dịch của bạn” - James Stanley, Nhà chiến lược tiền tệ DFX

Đây là một trong những lời khuyên được đưa ra trong một bài viết khác của chúng tôi tập trung vào việc quản lý cảm xúc khi giao dịch.

Nếu bạn giao dịch với khối lượng lệnh lớn trên tài khoản demo, bạn sẽ không bao giờ lo lắng đến mức mất ngủ, vì không có rủi ro tài chính thực tế. Tuy nhiên, các nhà giao dịch chắc chắn sẽ gặp căng thẳng sau khi chứng kiến giá “nhảy múa” trên một lệnh giao dịch lớn tại một tài khoản tiền mặt thật. Sự căng thẳng như vậy có khả năng dẫn đến các quyết định tồi có thể tác động tiêu cực đến tài khoản giao dịch, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm soát những cảm xúc này.

Duy trì, theo dõi nhật ký giao dịch

Nhà giao dịch cũng cần phải có trách nhiệm với bản thân khi giao dịch. Cách tốt nhất để làm điều này là tạo một nhật ký giao dịch. Thông qua ghi chép lại nhật ký giao dịch, bạn sẽ đánh giá được chiến lược nào đang hiệu quả và khắc phục những chiến lược không hiệu quả. Điều quan trọng là loại bỏ mọi cảm xúc khi đánh giá kết quả giao dịch của bạn và loại bỏ các chiến lược không thành công.

Học hỏi

Một nghiên cứu được thực hiện bởi AFX TRADING chỉ ra rằng cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong giao dịch, vì chúng tôi thấy rằng trung bình, các nhà giao dịch bị mất tiền mặc dù có nhiều giao dịch thắng hơn giao dịch thua. Điều này là do số tiền lỗ trong các lệnh thua lỗ nhiều hơn số tiền chốt lời trong các giao dịch thắng, tức là trader sẽ thua nhiều hơn khi thị trường đi ngược lại với họ so với những gì họ sẽ nhận được nếu thị trường di chuyển theo hướng mà các nhà giao dịch kỳ vọng.

Các trader có thể tìm cách giải quyết nỗi sợ hãi và lòng tham trong giao dịch bằng cách ứng dụng luận điểm từ nghiên cứu này, được David Rodriguez phát biểu như sau:

“Các trader luôn đúng nhiều hơn 50% nhưng mất nhiều hơn trong các lệnh thua lỗ hơn là được trong những lệnh chốt lời. Trader nên sử dụng các lệnh giới hạn (limit) hay lệnh stops để duy trì tỷ lệ R:R đạt 1:1 hoặc cao hơn.

 

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.

- Link Copytrade trên Exness Social Trading: https://social-trading.club/strategy/110198005

- Link đăng ký tài khoản trên sàn Exness (Standard): https://one.exness-track.com/intl/vi/a/b6okm1xwcy

- Hướng dẫn đăng kí và xác minh tài khoản trên sàn Exness: https://bit.ly/3SEYqCU

- Hướng dẫn nạp tiền trên sàn Exness: https://bit.ly/3yjians

- Hướng dẫn rút tiền trên sàn Exness: https://bit.ly/3M7Miro

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu các bạn cần hỗ trợ bất kỳ vấn đề gì:
📲 Hotline: 0962190995
📪Telegram: https://t.me/SP_AFXTrading
📪Gmail: hocvienafxtrading@gmail.com
🌀 Website: https://afxtrading.com.vn
🧰ChatRoom: https://t.me/ChatRoom_HocVien_AFX_Trading


Bài viết mới nhất

Lòng tham là một cảm xúc tự nhiên của con người và ảnh hưởng đến các cá nhân ở những mức độ khác nhau. Thật không may, khi nhìn nhận trong bối cảnh giao dịch, lòng tham đã được chứng minh là yếu tố trở ngại hơn là hỗ trợ cho các trader.

Cảm xúc, cái tôi và tư duy lý trí có thể bị ảnh hưởng khi tiền của chúng ta đang gặp rủi ro trên thị trường. Các hormone như serotonin, dopamine và adrenaline có thể gây ra sự xung động và cảm xúc làm mất đi khả năng suy nghĩ và ra quyết định.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác biệt giữa FOMO và JOMO, bao gồm cả lý do tại sao đã đến lúc chúng ta cần bỏ FOMO lại. Khám phá JOMO là gì, nó trông như thế nào khi giao dịch và khám phá bảy bước chính để biến FOMO của bạn trở thành JOMO.

Có thể bạn quan tâm

Bước chân vào thị trường forex là mỗi người chúng ta cần phải tự trang bị cho mình rất nhiều những kiến thức về tài chính, về cách thức giao dịch, về kỹ thuật phân tích, về kỹ năng quản lý vốn, quản trị rủi ro… nhưng cái đầu tiên và căn bản trước hết cần phải nắm bắt và hiểu rõ chính là các thuật ngữ liên quan đến giao dịch forex. AFXTRADING cũng đã thực hiện những bài viết để lần lượt giới thiệu và giải thích tất cả các thuật ngữ mà một trader cần phải biết khi giao dịch forex và tiếp tục lần này sẽ là một thuật ngữ liên quan mật thiết đến tỷ lệ đòn bẩy, đó là margin hay ký quỹ.
Đối với các Trader giao dịch lâu năm thì việc tính Lot vào lệnh đã quá quen thuộc. Nhưng với những Trader mới thì có thể vẫn còn hơi xa lạ một chút. AFX Trading đã có công cụ tính Lot vào lệnh cho anh chị em. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về thuật ngữ pip thì lần này sẽ tiếp tục là một thuật ngữ căn bản khác trong forex nhưng cũng vô cùng quan trọng, đó là spread. Nếu pip là đơn vị đo lường cho sự biến động giá cả, cũng là đơn vị đo lường lợi nhuận/thua lỗ của một giao dịch thì spread lại là một đại lượng, mà đơn vị đo lường cho đại lượng này lại chính là pip. Vì thế mà 2 khái niệm pip – spread luôn đi đôi với nhau, khi nói đến spread, người ta sẽ nói ngay đến spread bằng bao nhiêu pip.
Nền tảng Exness Social Trading là một nền tảng sao chép giao dịch được đánh giá rất cao trên thị trường forex. Để sao chép các chiến lược trên nền tảng Exness Social Trading, bạn cần có vốn trong tài khoản của mình. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu các bước nạp tiền vào Exness Social Trading.
Trong giao dịch forex việc thành thạo tất cả các lệnh là một điều quan trọng và cũng là kiến thức căn bản bạn nên biết. Ngoài 2 loại lệnh vô vùng phổ biến mà trader nào cũng từng nghe qua như buy và sell, thì forex còn 1 số loại lệnh khác giúp bạn tối ưu hóa khi giao dịch. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tất cả các loại lệnh có trong giao dịch forex, cũng như ưu và nhược của từng loại lệnh các bạn nhé.

TÂM LÝ GIAO DỊCH

Xem thêm